Trang chủ » Mẹo chữa trẻ chậm nói: Giá mà ba mẹ biết sớm hơn

Mẹo chữa trẻ chậm nói: Giá mà ba mẹ biết sớm hơn

Một đứa trẻ 2 tuổi có thể nói được khoảng 50 từ và nói thành câu hoàn chỉnh có 2 và 3 từ. Đến 3 tuổi, vốn từ tăng lên thành khoảng 1000 từ và bắt đầu nói được khoảng câu ba và bốn từ. Nếu như trẻ nhà bạn chưa đạt được cột mốc ấy, đồng nghĩa bé đang mắc chứng chậm nói. Tiếp tục tìm hiểu thêm về chậm nói ở trẻ và mẹo chữa trẻ chậm nói bên dưới đây nhé. 

Dấu hiệu cho thấy trẻ đang chậm phát triển ngôn ngữ

Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, bé nhà đã đủ nhận thức được ngôn ngữ bằng cách làm quen với nhịp tim, giọng nói văng vẳng bên ngoài và một số âm thanh khác. Quá trình học hỏi tự nhiên giúp bé dễ dàng phân biệt được giọng nói của người quen chỉ sau vài giờ sinh ra.

Nhưng qua thời gian phát triển, dấu hiệu phát triển ngôn ngữ ở trẻ có thể khác nhau tùy vào những điều kiện khác nhau. Để biết chắc chắn rằng con có bị chậm nói hay không, mẹ có thể đối chiếu với những cột mốc dưới đây.

Trong 12 tháng tuổi

Bé phân biệt được sắc thái tức giận, vui vẻ trong giọng nói, ngừng khóc khi nghe tiếng cười, phản xạ với âm nhạc.

Trẻ dễ dàng phát âm “ba ba”, “ma ma”, dùng cử chỉ, ngôn ngữ để biểu đạt, lắc đầu, gật đầu thể hiện mong muốn. 

Bé hiểu được những mệnh lệnh đơn giản như “cầm”, “bỏ xuống”, “nằm”, “bò”, bập bẹ vài ba từ, biết cách phát âm bật nổ, âm mũi. Bé nhận ra các nhân vật quen thuộc, hình ảnh thông qua tên gọi.

Từ 18 tháng tuổi

Bé đã có thể nói một vài đoạn văn ngắn từ 7 (hoặc nhiều hơn) từ, biết được tên gọi của các bộ phận trên cơ thể, hiểu được những câu hỏi đơn giản như “cái gì”, “ở đâu”.

Sau vài tháng ngắn ngủi nhờ áp dụng các mẹo chữa trẻ chậm nói, bé có thể nói một đoạn ngắn khoảng 20 từ. Câu dần có ý nghĩa và lặp lại những từ thường xuyên nghe thấy. Phát âm được nguyên âm và phụ âm. Gọi tên những đồ vật xung quanh.

Từ 2 năm trở lên

Từ 2 tuổi, bé đã có trong đầu 50 từ khác nhau, hoặc thậm chí là nhiều hơn và tiếp thu nhanh chóng từ những cái mới. Bé biết cách xưng hô bằng đại từ nhân xưng và dùng tên riêng của mình.

Nguyên nhân dẫn đến chậm nói ở trẻ

Chậm nói ở trẻ chưa hẳn là một bệnh lý vì cơ địa của bé có thể khác so với thông thường. Đến một giai đoạn chạm ngưỡng, bé sẽ nhanh chóng bắt kịp. Nhưng nếu thật sự bé chậm phát triển ngôn ngữ thì sẽ phần nào nói lên sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân chính gây ra quá trình chậm nói của trẻ và cần có sự can thiệp của mẹo chữa trẻ chậm nói, ví dụ như:

  • Chứng cứng khớp (dây buộc lưỡi). Tình trạng gây ra khó khăn cho bé trong việc phát âm
  • Rối loạn lời nói và ngôn ngữ. Đây là chứng liên quan đến chức năng não và được xem như một dạng khuyết tật, nguyên nhân sâu xa thường do sinh non
  • Mất đi thính lực. Một đứa bé không thể nghe hoặc chỉ nghe những dị âm thì làm sao có thể tiếp thu được ngôn ngữ
  • Thiếu chất xúc tác. Chất xúc tác ở đây chính là môi trường sống, như một yếu tố quyết định, đẩy nhanh khả năng tiếp thu ngôn ngữ ở trẻ
  • Hội chứng tự kỷ. Chứng tự kỷ tác động rất nhiều vào khả năng tiếp thu ngôn ngữ, dấu hiệu cho thấy lặp lại nhiều cụm từ, hành vi lặp lại, giảm tương tác xã hội
  • Thiểu năng trí tuệ. Nghiên cứu cho thấy vấn đề về nhận thức ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình thành câu từ
  • Vấn đề về thần kinh. Một số rối loạn về thần kinh ảnh hưởng đến những cơ quan liên quan đến hình ảnh tư duy ngôn ngữ như bại não, loạn dưỡng cơ, chấn thương sọ não.

Mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói

Giai điệu và bài hát

Bài hát là sách mẫu cho bé tập nói. Đó là lý do những nền văn hóa khác nhau đều sáng tác những bài hát dành riêng cho trẻ sơ sinh và bé tập nói.

Sẽ còn tuyệt hơn nữa nếu bạn chính là người hát cho bé nghe. Vừa tăng sự gần gũi vừa giúp bé thẩm thấu nhanh hơn. Đừng lo rằng bạn ca không hay vì bé sẽ chẳng quan tâm đâu. Chú trọng vào giai điệu và lời bài hát, câu từ rõ ràng, nhịp điệu dễ bắt là chìa khóa mở ra kho tàng ngôn ngữ cho bé đấy.

Cho bé tiếp xúc đông người

Mẹ cho bé tiếp xúc với nhiều người để giúp bé cải thiện được tính nhút nhát và e dè của bé. Nếu bé có òa khóc thì cũng chẳng sao. Từng bước một tiếp xúc với người lạ dần hóa quen còn giúp bé vượt qua hội chứng tự kỷ.

Đọc sách cho bé nghe

Trẻ nhỏ luôn thích khám phá những điều mới lạ, nhưng lại bị giới hạn bởi cơ thể bé nhỏ. Thú vị hơn, trẻ con cũng rất yêu sách. Vậy thì tại sao mẹ không tận dụng điều đó, mà đọc sách cho con mỗi ngày. 

Theo mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói, đọc một cuốn sách ngắn trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn và cũng hình thành tư duy ngôn ngữ sáng tạo. Nhưng hãy nhớ chỉ lựa chọn cuốn sách phù hợp với trẻ em thôi nhé.

Trò chuyện nhiều hơn với bé

Mẹo chữa trẻ chậm nói bé bắt đầu từ khi chào đời, hãy nói chuyện với bé. Ôm bé vào lòng và giao tiếp bằng ánh mắt. Vì vậy, nói chuyện thường xuyên giúp xây dựng liên kết tư duy trong não của bé.

Khi bé được 6 tuần tuổi, bé thắc mắc với mọi thứ xung quanh và thời cơ của mẹ hãy đặt những câu hỏi vì sao cho con như: “Con có đói không?”. “Con uống nước không?”

Mẹo “cướp đồ ăn”

Nghe có vẻ hơi nực cười nhưng đây là mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói được lưu truyền từ đời cha ông. Tất nhiên không có bất cứ nghiên cứu khoa học nào được kiểm chứng nên cha mẹ có thể cân nhắc trước khi áp dụng nhé. 

Cha mẹ ra đường hoặc chợ, thấy ai đang chuẩn bị ăn và đưa vào miệng thì giật nhanh rồi mang về cho con. Không được nói trước người bị giật vì sẽ mất thiêng. 

Nếu ba mẹ có ý định làm thật thì chỉ nên áp dụng lên người quen thôi nhé. Bạn không thể tưởng tượng ra hậu quả sẽ như thế nào nếu lấy mất thức ăn của người lạ đâu.

Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ

Dù cũng không được công nhận từ giới khoa học, nhưng mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ được xem như bài thuốc quý để chữa trị cho trẻ chậm nói. 

Bạn chỉ cần sử dụng một ít đậu đỏ, tán mịn thành bột, trộn với một ít rượu, rồi quấy lên đều thành hỗn hợp sệt. Lấy hỗn hợp rượu đậu đỏ ra và bôi dưới lưỡi của bé. Bôi định kỳ từ 1-2 lần mỗi ngày để giúp cho trẻ nhanh biết nói, theo dõi sát sao bé trong quá trình phát triển nhé.

Chữa trẻ chậm nói bằng khoa học

Điều chỉnh tư thế của lưỡi và mô

Nghiên cứu chỉ ra trẻ chậm nói là do một số cơ quan phát âm đang gặp vấn đề. Để cải thiện tình trạng này, ba mẹ hãy luyện cho trẻ tập các bài tập về hơi thở và điều chỉnh khoang mũi, miệng.

  • Tăng cường hơi thở cho trẻ bằng cách tập thổi bong bóng
  • Bôi mật ong lên môi trẻ để cơ lưỡi của bé hoạt động
  • Bạn thè lưỡi ra ngoài để con bắt chước theo
  • Tập cho con hôn và gửi hôn gió
  • Bắt chước nhiều biểu cảm của khuôn mặt như cười, mếu, nói chữ “o”, chữ “e”.

Trị liệu ngôn ngữ (AAC)

Dù ba mẹ làm đủ mọi cách nhưng bé vẫn chậm phát triển ngôn ngữ so với những bạn cùng lưới. Đó là lúc cần sự can thiệp kịp thời đến từ những phương pháp trị liệu.

Trị liệu ngôn ngữ (AAC) còn khá mới tại Việt Nam nhưng đã được chứng minh và thực hành tại nhiều nơi trên thế giới. Bé cũng có những thay đổi tích cực về ngôn ngữ và tự phát triển tư duy của mình.

Liệu pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA)

Phân tích hành vi ứng dụng (ABA) là một loại liệu pháp (meo chua tre cham biet noi) có thể cải thiện các kỹ năng xã hội, giao tiếp và học tập thông qua các bài học.

Những chuyên gia coi ABA là phương pháp điều trị tiêu chuẩn vàng cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) hoặc các tình trạng phát triển khác. Nhưng đôi khi nó cũng được sử dụng trong điều trị các tình trạng khác, bao gồm: chậm nói, sa sút trí tuệ, chấn thương não,…

Bổ sung DHA và EPA

Ba mẹ cần ý thức được việc nâng cao tư duy của trẻ từ ban đầu. Ngay từ vừa mới sinh, trẻ đã tiếp xúc trực tiếp đến sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng vàng tăng cường trí não. Nếu mẹ không thể cung cấp sữa, có thể sử dụng nguồn sữa khác thay thế.

Ngoài ra, nhóm axit béo DHA và EPA được xem là hai chất quý cho sự phát triển của trí não và hình thành tư duy của trẻ. 

DHA và EPA hiện có nhiều trong cá hồi, trứng, đậu nành, tuy nhiên đây đều là những thức ăn không thân thiện cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Vì thế, các nhà dinh dưỡng cho bổ sung DHA và EPA vào một số loại thực phẩm chức năng dành cho trẻ.

Mẹo chữa trẻ chậm nói không phải là cách điều trị có tác dụng ngay lập tức mà cần có tính kiên nhẫn của phụ huynh. Hãy từng bước kết nối đến con trẻ, cho thấy sự yêu thương và đồng điệu trong ngôn ngữ. Chỉ cần giữ niềm tin đó, con sẽ đáp lại những kỳ vọng của ba mẹ ngay thôi.

 

Scroll to Top