Trang chủ » Trẻ hay ốm vặt – Những điều cha mẹ ước mình biết sớm hơn

Trẻ hay ốm vặt – Những điều cha mẹ ước mình biết sớm hơn

Cha mẹ luôn làm mọi cách để con trẻ mình không bị bệnh. Cho dù chỉ là cảm lạnh đơn thuần, nhìn thấy con thường xuyên sụt sịt, cha mẹ cứ lo lắng mãi không thôi. Vậy, tại sao trẻ hay ốm vặt đến như vậy, phụ huynh nên bổ sung gì để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Thế nào là trẻ hay ốm vặt

Căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ là cảm lạnh. Tần suất cảm lạnh của bé rất thường xuyên, khiến bạn lo lắng về hệ miễn dịch của bé có phải quá yếu hay không? 

Thực chất, trẻ em bắt đầu bị cảm lạnh từ khoảng 6 tháng tuổi, khi khả năng miễn dịch từ mẹ bị giảm dần và bé phải tự xây hệ miễn dịch riêng biệt. Trung bình trẻ có thể mắc cảm lạnh khoảng 7 đến 8 lần vào mỗi năm. Sau khi lên 3, tần suất cảm lạnh chỉ giảm còn xuống 5 đến 6 lần vào mỗi năm. 

Tuy nhiên, nếu trẻ nhà bạn bị bệnh thường xuyên hơn thì có thể đây là biểu hiện của trẻ hay bệnh vặt. Cũng như cảm lạnh, trẻ mắc nhiều bệnh như tiêu chảy (kèm nôn mửa), viêm họng, viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột,…

Tại sao trẻ hay ốm vặt nhiều đến vậy

Sức đề kháng chưa hoàn chỉnh

Sau sinh, trẻ nhận được khả năng miễn dịch từ cơ thể mẹ truyền sang thông qua sữa mẹ và nhau thai khi còn trong bụng. Nhưng vào khoảng 6 tháng tuổi, cơ thể trẻ có xu hướng xây dựng hệ miễn dịch riêng. 

Khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, trẻ sẽ tăng cường hệ miễn dịch, tuy nhiên cần có thời gian. Với những bé chưa hoàn thiện hệ miễn dịch thì sẽ chưa đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, do đó, trẻ hay ốm vặt.

Môi trường sống nhiều tác nhân truyền nhiễm

Mỗi người mà bé tiếp xúc phải đều là vật chứa của ít nhất 200 loại vi khuẩn, vi-rút. Nhưng mẹ chẳng thể nào bảo bọc con bằng cách không cho ai chạm vào trẻ, vì thế thật khó để tránh chúng.

Môi trường nhà trẻ cũng tồn tại nhiều tác nhân gây bệnh. Bạn sẽ chẳng biết hằng ngày trẻ sẽ chơi với những con bọ nào, nhiễm vi trùng, vi khuẩn từ đồ chơi nào,…

Theo Robert Jacobson, giáo sư nhi khoa tại Đại học Y khoa Mayo Clinic, giải thích: “Trẻ ở nhà trẻ mắc bệnh nhiều hơn trẻ được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, thời gian tiếp xúc nhiều với nhiều vi khuẩn, vi-rút ở nhà trẻ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tỷ lệ trẻ hay ốm vặt hơn.

Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh

Trẻ có thể và khuyên được sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm xoang. Tuy nhiên, không được lạm dụng thuốc kháng sinh chỉ dùng cho các bệnh thông thường. 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra thuốc kháng sinh có hại trong hai năm đầu đời của bé. Khi sử dụng thuốc kháng sinh làm triệt tiêu đi những lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Sự mất cân bằng trong hệ tiêu hóa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và bệnh viêm mãn tính. 

Mẹ chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ hay bệnh vặt vào những trường hợp sau đây hoặc lắng nghe theo chỉ dẫn của Bác sĩ:

  • Viêm họng
  • Viêm xoang
  • Viêm phổi
  • Một số loại nhiễm trùng tai
  • Bệnh chốc (nhiễm trùng ở da)
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu và bàng quang

Thiếu hụt dinh dưỡng

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển gây nên 10 triệu ca tử vong. Nguyên nhân thường gặp của tình trạng suy dinh dưỡng là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột như đã nói ở trên. 

Nhiều gia đình xem nhẹ chuyện ăn uống và hầu như không có cách nào đối phó với biểu hiện chán ăn, biếng ăn thì trẻ không thể tránh được hay bị ốm vặt.

Vì vậy, cha mẹ cần phải đặc biệt chú ý theo dõi và có biện pháp để bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng cho trẻ, lấy lại cảm hứng ăn ngon và tăng sức đề kháng để tránh tình trạng trẻ hay ốm vặt.

Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì

Bổ sung vitamin C và kẽm

Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh là vô cùng quan trọng với trẻ. Dù không thể cho con những thực phẩm tốt nhất nhưng chỉ cần cha mẹ bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm quan trọng bao gồm hỗn hợp vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng thì trẻ sẽ luôn khỏe mạnh.

Theo Bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết: “Vitamin C là chất chống oxy hóa và rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ nếu trẻ thường xuyên bị cảm lạnh”. Bên cạnh Vitamin C, kẽm cũng đóng vai trò thiết yếu, để tăng trưởng tế bào gốc, tăng sức đề kháng ở trẻ.

Một số thực phẩm giàu vitamin C:

  • Vitamin C dạng kẹo ngậm, dạng sủi hoặc siro
  • Vitamin C từ gốc thiên nhiên: đu đủ, xoài, khoai lang, cam, bông cải xanh, súp lơ,…

Thực phẩm để bổ sung kẽm có thể tìm thấy ở:

  • Sữa mẹ
  • Nguồn gốc thực vật: rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu,…
  • Nguồn gốc động vật: thịt đỏ, hàu, cua, sò, trứng, sữa,…

Bổ sung Probiotics

Có đến 70% tế bào miễn dịch “sống” trong hệ đường ruột để chống lại các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Nếu như sức khỏe đường ruột kém có thể làm giảm đi khả năng chống nhiễm trùng, làm cho trẻ hay ốm vặt. Để tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột, mẹ có thể bổ sung cho bé probiotics – hợp chất chứa đa dạng vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột.

Ngoài các dạng Probiotics có dạng thuốc, phòng trường hợp bé không mặn mà gì đến việc uống thuốc, thì mẹ bỉm có thể tham khảo thêm các dạng Probiotics từ thực phẩm như:

  • Sữa chua
  • Nấm sữa
  • Dưa bắp cải
  • Kimchi
  • Dưa chuột muối
  • Phô mai,…

Cung cấp đầy đủ Protein

Nếu chỉ tập trung vào vitamin C và kẽm thì có lẽ bạn đã sót một yếu tố quan trọng để hình thành mọi năng lượng và tế bào xây dựng nên cơ thể của bé, protein. 

Bất kỳ dạng sinh vật nào cũng chứa protein nên cha mẹ có nhiều sự lựa chọn hơn cho con trẻ, nhưng cần đảm bảo lành tính và phù hợp với khẩu vị của bé. Có đến ba loại protein tăng sức đề kháng cho trẻ hay bệnh vặt:

  • Nguồn gốc thực vật: đậu, bơ hạt, các loại hạt, bánh mì
  • Nguồn gốc động vật: Cá minh thái, cá bơn, cá rô phi, cá ngừ, thịt nạc.

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và khả năng chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Nếu bé thiếu ngủ trong thời gian dài, bé dễ nóng nảy, mất đi năng lực tự nhận thức và rơi vào tình trạng trẻ hay ốm vặt. 

Để kiểm soát được giấc ngủ của trẻ, mẹ có thể tham khảo thời gian ngủ được khuyến nghị dưới đây theo độ tuổi.

Tuổi Thời lượng ngủ được khuyến nghị (giờ)
Mầm non 10-13
6-12 9-12 
Thiếu niên 8-10

Cập nhật lịch tiêm chủng cho trẻ

Vắc-xin giúp tạo nên khả năng miễn dịch phòng các bệnh nghiêm trọng và nhiễm trùng. Theo CDC “Những căn bệnh nguy hiểm có thể lây nhiễm tại các trường học và vắc-xin có vai trò ngăn ngừa sự lây lan đó”.

Các gia đình Việt ngày nay được tiếp xúc nhiều với thông tin tiêm chủng. Để chủ động hơn trong việc xây dựng hệ miễn dịch chắc chắn và tạo đà vững chắc trước khi ra ngoài xã hội, mẹ hãy đảm bảo bé đã được tiêm chủng các loại vắc-xin dưới đây:

  • Đối với trẻ sơ sinh: tiêm phòng lao, viêm gan B
  • Đối với trẻ 2-18 tháng: tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib, viêm màng não, viêm tai giữa, tiêu chảy do Rota virus, nhiễm khuẩn huyết
  • Đối với trẻ 2-8 tuổi: tiêm phòng cúm, sởi, quai bị, rubella thủy đậu, viêm gan A, thương hàn, bệnh tả, viêm não Nhật Bản.

Trẻ hay ốm vặt nên uống sữa gì

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng không ít mẹ bỉm bị tắc sữa, không đủ để cung cấp dinh dưỡng cho con. Vì thể, mẹ đành phải tìm một loại dinh dưỡng khác từ sữa công thức. 

Trên chặng đường tìm nguồn dinh dưỡng vàng, cha mẹ có thể thấy được nhiều sữa công thức được giới thiệu rằng có thể tăng sức đề kháng, tăng vi khuẩn đường ruột, giúp trẻ hay bệnh vặt. Nhưng, chỉ có tầm 5% loại thực sự làm được điều ấy.

Với kinh nghiệm tham khảo thị trường và tiếp nhận được ý kiến từ chuyên gia, sữa non là lối dinh dưỡng “tắt” cung cấp đầy đủ nhu cầu phát triển của trẻ. Mẹ có thể tham khảo thêm những loại sữa non chứa thảo dược để nâng cao chất lượng.

Từ 6 tháng, trẻ hay ốm vặt là tình trạng hết sức bình thường, nhưng bậc phụ huynh không nên xem thường mà không chủ động xây dựng hệ miễn dịch chắc khỏe cho con. 

Để giúp trẻ luôn khỏe mạnh, cha mẹ hãy tập trung tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết được nêu bên trên. Hy vọng bài viết này hữu ích cho phụ huynh trong quá trình tìm hiểu cẩm nang làm cha mẹ.

Scroll to Top